Friday, May 31, 2024

Xuất khẩu gỗ đạt hơn 4 tỷ USD trong 5 tháng

 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.


Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 138,59 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2023 (tương đương kim ngạch tăng thêm 19,17 tỷ USD).

Trong đó, 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.


Cũng theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, cả 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta đều có tăng trưởng dương gồm: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Canada, Australia. Đặc biệt, trong đó có 5 thị trường lớn và có mức tăng ấn tượng nhất là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc).

Đáng chú ý, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam và là một trong những thị trường tăng cao nhất với con số đạt trên 20%.

Theo ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, Việt Nam với vị thế thuộc nhóm các nước có tỷ trọng xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới. Ngành gỗ Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu đến 170 quốc gia trên thế giới, thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và ngày càng hiện diện nhiều hơn tại các thị trường mới nổi như Trung Đông, Ấn Độ… Ngành gỗ Việt Nam có vị thế thuận lợi để tận dụng nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp đang đầu tư công nghệ mới, chuyển đổi kỹ thuật số để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng tính hiệu quả và năng suất hơn.

Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn khi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ngày càng yêu cầu chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ đảm bảo hợp pháp, không làm ảnh hưởng đến suy thoái, mất rừng; sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM), giảm phát thải khí nhà kính, thiết kế sinh thái… đặt ra yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt với các nhà sản xuất, cung ứng đồ gỗ trong nước.
Nguồn: fireant 

Thursday, May 30, 2024

Top 5 Lễ Hội mùa hè không thể bỏ lỡ tại Thái Lan 2024

 Thái Lan không chỉ là một điểm đến du lịch phổ biến tại khu vực Đông Nam Á, mà còn là một điểm đến đa dạng với sự hấp dẫn từ cảnh đẹp tự nhiên, bãi biển tuyệt vời, ẩm thực đa dạng và các đền chùa lịch sử. Tuy nhiên, điều đặc biệt là những sự kiện lễ hội mùa hè, mang trong mình bản sắc văn hóa độc đáo, chính là điểm nhấn không thể bỏ qua trong hành trình khám phá đất nước này. Hãy cùng Nhận Ship Hàng khám phá những sự kiện lễ hội sôi động nhất tại Thái Lan trong bài viết này!

Lễ Phật Đản – Visakha Bucha
📍Địa điểm: các ngôi Chùa tại địa phương
📍Thời gian: Ngày 14/15 tháng 4 âm lịch

NSH-ngày lễ mùa hè Thái Lan

Thái Lan, một quốc gia quốc giáo theo Phật Giáo, đánh dấu sự kiện quan trọng nhất là Lễ Phật Đản. Là một trong những lễ hội mùa hè nổi tiếng, Lễ Phật Đản tại Thái Lan tôn vinh ba sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật: ngày sinh, ngày thành đạo và ngày nhập Niết-bàn, diễn ra cùng một ngày.
Ngày Vesak, hay còn gọi là Visakha Bucha, thường không cố định trong lịch dương, mà thường dựa trên lịch âm. Ở Thái Lan, ngày Vesak thường tổ chức vào ngày 14 hoặc 15 tháng 4 âm lịch.Vì vậy vào năm nay – 2024, Lễ Phật Đản sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng 5 theo lịch dương.

NSH-ngày lễ mùa hè Thái Lan

Trong ngày lễ hội quan trọng này, người theo Phật Giáo thường thăm các ngôi chùa để cầu nguyện và tham gia các nghi lễ như nghe pháp, thiền định và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), từ thiện như tặng quà, tiền cho những người khó khăn trong xã hội, làm việc bổ ích để góp phần vào sự phát triển cộng đồng.

Lễ hội Trái cây – RaYong
📍Địa điểm: Tỉnh Rayong
📍Thời gian: Tháng 4 – tháng 6

NSH-ngày lễ mùa hè Thái Lan

Thái Lan và Việt Nam cùng nằm ở khu vực Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Là điểm đến lý tưởng cho những người yêu cây trồng và trái cây, đặc biệt là ở tỉnh Rayong, được biết đến như thiên đường của trái cây. Lễ hội Trái Cây là cơ hội tuyệt vời để tôn vinh công việc của những người nông dân và nhà trồng trái cây.

NSH-ngày lễ mùa hè Thái Lan

Tại lễ hội này, bạn sẽ được khám phá và thưởng thức đa dạng các loại trái cây tươi ngon. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi như các buổi biểu diễn âm nhạc, cuộc thi và tạo hình, cũng như chọn lựa những trái cây tươi ngon để mang về làm quà cho gia đình và bạn bè. Lễ hội Trái Cây không chỉ là nơi để thưởng thức hương vị đặc biệt mà còn là dịp để tận hưởng không khí vui tươi và ấm áp của cộng đồng nông dân.

Lễ hội Tên lửa
📍Địa điểm: Tỉnh Yasothon, Đông Bắc Thái Lan

📍Thời gian: Tháng 5

NSH-ngày lễ mùa hè Thái Lan

Lễ hội Tên Lửa ở vùng Issan của Thái Lan là lễ hội đặc biệt và đầy màu sắc. Mỗi mùa hè, cư dân địa phương trong 19 tỉnh của khu vực này tổ chức lễ hội để cầu mong cho một mùa vụ bội thu.

Tại lễ hội này, bạn sẽ được chứng kiến những chiếc tên lửa được thiết kế một cách tinh tế và sáng tạo, mang đậm nét văn hóa địa phương. Ngày đầu tiên của lễ hội là thời điểm tất cả mọi người chờ đợi, khi các tên lửa được phóng lên không trung với đường bay ngoạn mục và tầm bắn xa hơn vài kilômét.

NSH-ngày lễ mùa hè Thái Lan

Điều đặc biệt hấp dẫn là việc những chiếc tên lửa không hoạt động sẽ bị “trừng phạt” bằng cách bị ném vào bùn. Điều này mang lại một phần hấp dẫn riêng biệt và mạo hiểm cho lễ hội, thu hút sự chú ý của du khách và người dân địa phương.

Tuesday, May 28, 2024

TOUR DU LỊCH HÀ GIANG – ĐỒNG VĂN – SÔNG NHO QUẾ 3N2Đ

 THỜI GIAN: 3 ngày 2 đêm

PHƯƠNG TIỆN: Ô tô
KHỞI HÀNH: thứ 6 hàng tuần
Điểm nổi bật:
✓ Tận mắt ngắm nhìn cao nguyên đá với phong cảnh hùng vỹ nhất của Việt Nam
✓ Tận mắt ngắm nhìn đèo Mã Pì Lèng hùng vỹ và hẻm vực sông Nho Quế sâu nhất Việt Nam
✓ Khám phá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc H’Mông, Dzao, Lô Lô, Tày…
✓ Đến thăm Cột cờ Lũng Cú, điểm cực Bắc của Tổ quốc
✓ Khám phá những nét ẩm thực địa phương độc đáo
✓ Khởi hành tour ngay cả chỉ có 02 khách đăng ký mà không có bất kỳ khoản phụ phí nào
NGÀY 1: HÀ NỘI – HÀ GIANG – YÊN MINH (Ăn sáng/trưa/chiều)
Sáng 06h00: Xe ô tô và hướng dẫn viên của công ty đón Quý khách tại Nhà Hát Lớn/ Sân Bay Nội Bài hoặc ngã 3 Kim Anh gần sân bay Nội Bài, khởi hành cho chuyến đi du lịch Hà Giang.


Trưa 11h30: Tới thành phố Hà Giang, Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng TP Hà Giang.

15h00: Dừng chân tại điểm dừng chân Cổng Trời Quản Bạ chụp hình Núi đôi Cô Tiên hay còn gọi là Núi đôi Quản Bạ và toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao

16h00: Quý khách dừng chân và thăm qua làng dệt thổ cẩm truyền thống Lùng Tám được dệt, thêu từ chất liệu cây lanh địa phương với những nét hoa văn truyền thống của đồng bào Mông có tự ngàn đời. Quý khách thỏa sức ngắm nhìn, và chụp ảnh trên những cánh đồng Hoa Tam Giác Mạch bạt ngàn, đua nhau khoe sắc,….Chụp hình và tham quan những cánh đồng hoa Tam Giác Mạch! Quý khách  thăm quan ở Phố Cáo, Sủng Là vào làng văn hóa Lũng Cẩm nơi lấy bối cảnh những thước phim nổi tiếng “Chuyện của Pao” – vào mùa đông, mùa xuân nở rộ những cánh đồng Tam Giác Mạch ,Hoa Đào Tết, quá thích hợp cho những thước hình lãng mạn mà đậm nét văn hóa…


16h30: Quý khách tới thăm quan Dốc Cán Tỷ– quý khách dừng chân ngắm cảnh núi đá hùng vĩ và chụp hình bên gốc “ Cây Nghiến Cô Đơn ’’.

18h00: Tới Thị Trấn Yên Minh. Quý khách nhận phòng, nghỉ ngơi.

Tối: Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng và tự do khám phá nét đặc sắc văn hóa của người dân nơi đây.
>>>XEM THÊM: TOUR MIỀN BẮC

NGÀY 2: YÊN MINH –  LŨNG CÚ – DINH HỌ VƯƠNG – MÃ PÍ LÈNG – YÊN MINH (Ăn sáng/trưa/chiều)
Sáng 06h30: Dùng bữa sáng, thưởng thức không khí trong lành của núi rừng, Quý khách tiếp tục chuyến thăm quan :

08h00: Đoàn tới thăm quan Dốc Thẩm Mã– Một con dốc hùng vĩ mà xưa kia người vùng cao dung để thẩm định giá trị của những chú ngựa. Và cũng là điểm dừng chân để quý vị có những bức hình chụp lưu niệm đẹp.


09h00: Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm – thăm quan những ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc của dân tộc  H’Mông. Tiêu biểu là “Nhà Của Pao” – là ngôi nhà được làm bối cảnh quay trong bộ phim truyện nổi tiếng cùng tên “ Chuyện Nhà Pao ‘’.

10h00: Thăm Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn, đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20

Trưa 11h00: Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng

13h00: Quý khách đi thăm Cột Cờ Lũng Cũ – nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam.


14h00: Dừng chân thưởng thức tại cafe Cực Bắc – một quán cafe độc đáo,nằm trong bản của người dân tộc Lô Lô.

Trên đường đi, Quý khách sẽ được ghé thăm những vườn hoa Tam Giác Mạch, nơi diễn ra lễ hội Hoa Tam Giác Mạch, chụp những tấm hình tại vườn hoa, cùng với đó sẽ thưởng thức những món ăn đặc sản với nguyên liệu chính là hoa Tam Giác Mạch.

14h40: quý khách cùng hướng dẫn hoặc tự do dạo quanh Phố Cổ Đồng Vănđể tận hưởng không khí trong lành của vùng cao nguyên hoặc thưởng thức ly cafe nơi đây (chi phí tự túc).

Tuesday, May 21, 2024

Ngành gỗ khởi động thị trường tín chỉ carbon

 Vừa qua, Việt Nam đã nhận được hơn 41 triệu USD đầu tiên (tương đương với 10,3 triệu tín chỉ carbon) từ Ngân hàng Thế giới do chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng.


Gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam được xuất khẩu đến 150 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam vốn đã được người tiêu dùng thế giới biết đến và lựa chọn.

Tuy nhiên, với xu thế tiêu dùng vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh, vừa góp phần bảo vệ môi trường hiện nay, các sản phẩm đều phải đáp ứng tiêu chí an toàn cho môi trường và cuộc sống của con người. Do đó, ngành gỗ Việt Nam cũng dần đi theo con đường xanh hóa trong các khâu để phát triển bền vững.

Dồi dào tín chỉ carbon từ rừng

Thời gian qua, do tác động của suy thoái kinh tế và chính sách tiền tệ thắt chặt tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh.

Mức độ lưu thông hàng hóa chững lại, tác động mạnh đến quy trình sản xuất hàng hóa của nhiều ngành hàng; trong đó có ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam.
>>>xem thêm: Ván ghép tràm

Thêm vào đó, thị trường lớn đang có nhiều tiêu chuẩn hơn đối với nguồn hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác; trong đó, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và đời sống con người càng được quan tâm sâu sắc.

Do đó, để tiếp tục thiết lập mối quan hệ giao thương, xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ, thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn khắt khe như: Tuân thủ quy định của châu Âu về chống phá rừng, giải trình của ngành gỗ để thực hiện tốt hiệp định thương mại giữa Việt Nam và châu Âu nhằm tạo khung pháp lý cho mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu (VPA/FLEGT).

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, thách thức đối với ngành công nghiệp gỗ và lâm nghiệp là phải xây dựng nguồn nguyên liệu đủ, ổn định về khối lượng cả trong nước lẫn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhóm ngành công nghiệp gỗ; đồng thời, bảo đảm mục tiêu bền vững môi trường trong nước và cam kết quốc tế của Việt Nam.

Tại Việt Nam, tín chỉ carbon trong ngành công nghiệp gỗ sẽ đến từ carbon lâm nghiệp. Việt Nam có 14,2 triệu ha rừng, chiếm 42% diện tích tự nhiên; trong đó, rừng tự nhiên trên 10 triệu ha, còn lại là rừng trồng.

Ở cả hai khu vực rừng tự nhiên và rừng trồng, nếu quản trị hiệu quả, chứng minh được sự tăng trưởng sinh khối và giảm phát thải thì đây chính là nguồn tín chỉ carbon dồi dào. Vừa qua, Việt Nam đã nhận được hơn 41 triệu USD đầu tiên (tương đương với 10,3 triệu tín chỉ carbon) từ Ngân hàng Thế giới do chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng.

Vừa qua, Việt Nam đã nhận được hơn 41 triệu USD đầu tiên từ Ngân hàng Thế giới do chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)

Đặc biệt, Việt Nam còn có cơ hội từ việc trồng rừng cho mục tiêu lấn biển, giữ đất ở khu vực biển phía Nam, Tây Nam từ Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang…

Riêng trong lĩnh vực chế biến gỗ, về cơ bản đây vẫn là ngành phát thải âm. Nếu doanh nghiệp xây dựng được hệ thống kiểm đếm phát thải khí nhà kính, giúp truy vết dấu chân carbon (carbon footprint) thì khả năng sẽ có thừa tín chỉ carbon để thương mại, có nguồn thu ngoài sản phẩm chính.

Xây dựng tiêu chí trong chuỗi cung ứng nguyên liệu

Rừng và diện tích rừng của Việt Nam vốn được đánh giá đủ tiêu chuẩn cung ứng cho ngành gỗ chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nhất quán toàn hệ thống tiêu chí này từ phía doanh nghiệp đến các nông hộ trồng rừng vẫn còn chưa thực hiện lưu loát.

Bà Lương Kim Anh, đại diện tổ chức Forest Trends, cho biết ngay từ 10 năm trước, Chính phủ đã ra quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, mà diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang trồng rừng đang còn chiếm tỷ lệ nhỏ, nên việc cung cấp các chứng từ pháp lý cho nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng còn cần thời gian hoàn thiện.


Hiện nhiều hộ tiểu điền trồng rừng với diện tích nhỏ cũng đang chờ hồ sơ pháp lý đầy đủ cho sản phẩm gỗ nguyên liệu sản xuất từ rừng trồng, mới cung ứng được cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.

Chính vì vậy, cả phía doanh nghiệp lẫn các nông hộ trồng rừng đang cần có chuỗi hồ sơ pháp lý để đáp ứng tiêu chuẩn liên quan đến nguyên liệu gỗ an toàn cho môi trường.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều thị trường quốc tế đều đưa ra các tiêu chuẩn xanh mới ký kết hợp đồng giao thương, nhập khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam. Điển hình như Nhật Bản yêu cầu sản phẩm gỗ khi xuất sang thị trường này phải có chứng chỉ bền vững.

Thị trường Đức hiện đang áp dụng nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung, tác động gián tiếp đến nhà sản xuất Việt Nam. Nhà nhập khẩu Đức yêu cầu Việt Nam cung cấp các chứng nhận liên quan đến nguồn gốc sản phẩm, tình trạng sử dụng lao động, tiền lương, xử lý chất thải…

Điều này cho thấy Việt Nam cần có sự thống nhất tiêu chí và quy định theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất nguyên liệu gỗ – ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Việt Nam, nhận định.

Vì lý do đó, các đơn vị quản lý, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam cũng đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn doanh nghiệp và sử dụng đa dạng hóa chứng chỉ gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn đã được pháp luật công nhận, bao gồm chứng chỉ quốc tế và chứng chỉ của Việt Nam.

Sunday, May 19, 2024

Ký gửi hàng hóa là gì? Những thông tin cần lưu ý khi ký gửi hàng

 Hình thức ký gửi hàng hóa đang ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở thị trường quốc tế mà còn tại thị trường nội địa. Đây là một cơ hội mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi ích từ ký gửi, việc hiểu rõ về hình thức này là vô cùng quan trọng để tránh những sai lầm không đáng có. Nhận Ship Hàng sẽ cùng bạn khám phá chi tiết về ký gửi hàng hóa là gì và những điều cần biết về quy định ký gửi trong bài viết dưới đây.

Ký gửi là gì? Hàng ký gửi là gì?
Ký gửi hàng là quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu và quản lý hàng hoá từ người gửi sang người nhận ký gửi thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận. Các quy định này thường tuân thủ theo Luật Thương mại về hình thức uỷ thác.

Cụ thể, các đơn vị chuyên nhận ký gửi sẽ tiếp nhận hàng hoá từ người gửi. Sau đó, sau khi giao dịch thành công, người gửi sẽ nhận được khoản phí được thỏa thuận trong hợp đồng. Phương tiện vận chuyển có thể được lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu, có thể là đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc đường thuỷ.

NSH-Dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về TP. HCM

Các sản phẩm thường được ký gửi bao gồm:

  • Quần áo, giày dép, túi xách.
  • Tranh ảnh, truyện tranh.
  • Thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, máy ảnh và phụ kiện.
  • Nội thất và đồ trang trí.
  • Đồ cổ và đồ gia dụng.
  • Nhạc cụ như đàn piano, guitar, trống.
  • Thiết bị nội thất và các máy móc khác.
Ưu và nhược điểm ký gửi hàng hóa là gì?
Khi tìm hiểu về hình thức ký gửi hàng hóa, việc hiểu rõ cả ưu và nhược điểm của nó là rất quan trọng.

Ưu điểm của ký gửi hàng hóa:
  • Không cần phải đến trực tiếp để nhận hàng, bạn chỉ cần cung cấp địa chỉ giao hàng khi thực hiện thủ tục ký gửi. Đơn giản chỉ cần thanh toán một khoản phí vận chuyển nhỏ và hàng sẽ được giao đến địa chỉ bạn đã chọn.
  • Bên nhận ký gửi không cần phải đầu tư vốn lớn hoặc chi trả một số tiền lớn.
NSH-Dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về TP. HCM

Nhược điểm của ký gửi hàng hóa:
  • Quản lý các loại hàng hóa có thể phức tạp hơn so với việc bán hàng thông thường. Đòi hỏi người nhận ký gửi phải theo dõi sản phẩm đã bán, quá trình vận chuyển hàng, thời gian gửi hàng và tình trạng của hàng hóa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cửa hàng ký gửi có nhiều loại hàng hóa khác nhau.
  • Cần cập nhật thường xuyên số lượng bán cho khách hàng để người ký gửi biết tình hình bán hàng và thu hồi vốn.
  • Nếu hàng hóa không được bán trong thời gian ngắn, người ký gửi có thể phải đối mặt với tình trạng hàng tồn kho lâu dài, có thể dẫn đến mất giá trị hoặc hư hỏng hàng hóa.
Những quy định về ký gửi hàng hóa
NSH-Dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về TP. HCM

Quy trình thủ tục ký gửi hàng hóa từ Trung Quốc nhìn chung khá đơn giản, nhưng cần chú ý các quy định sau đây:

  • Đóng gói cẩn thận đối với các chất lỏng và chất bột để tránh biến dạng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa khác.
  • Đối với phương tiện hàng không, cần tuân thủ đầy đủ các quy định và tiêu chuẩn an ninh như yêu cầu của ngành hàng hóa.
  • Chuẩn bị trước đầy đủ giấy tờ như giấy kiểm định hàng hoá, giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu…
  • Các hàng hóa ký gửi phải có đủ chứng từ thuế và các giấy tờ pháp lý hợp lệ theo quy định.
  • Kiểm tra kỹ càng mọi sản phẩm hàng hoá để đảm bảo tuân thủ quy định của cơ quan nhập xuất khẩu.
Một số mặt hàng không được phép ký gửi
NSH-Do

Theo quy định về ký gửi hàng hóa, có một số loại mặt hàng không được phép ký gửi, bao gồm:

  • Tiền mặt, vàng và các loại tài sản có giá trị cao, vì có thể gây khó khăn trong việc đảm bảo đền bù khi có sự mất mát.
  • Các mặt hàng dễ vỡ như gương, kính, do dễ bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển.
  • Hàng điện tử hoặc công nghệ nên hạn chế ký gửi do độ an toàn không cao.
  • Thực phẩm hoặc hàng hóa có hạn sử dụng nhanh không nên gửi vì có thể gây ra phiền toái khi hết hạn.
  • Thuốc chữa bệnh không được ký gửi vì không đảm bảo chất lượng khi đến tay người nhận.
  • Khóa nhà, chìa khóa xe không nên ký gửi vì khó đền bù khi bị mất.
  • Giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, căn cước công dân không được phép ký gửi vì không thể đổi thành tiền để đền bù khi mất.